Có gì đặc biệt ở video đầu tiên trên kênh YouTube Hà Nội Phố của Duy “Nến”?

Được chú ý nhiều trong thời gian gần đây, YouTuber Trần Văn Duy (chủ nhân kênh Hà Nội Phố) bắt đầu tham gia nền tảng video này vào năm 2017. Hiện, anh đang sở hữu 2 kênh YouTube là kênh Hà Nội Phố (nay đã được đổi tên là Hanoi Travel) sở hữu hơn 155 triệu lượt xem, chuyên review ẩm thực và kênh Duy Tran sở hữu hơn 53.000 lượt xem, chuyên review các địa điểm du lịch.

Có gì đặc biệt ở video đầu tiên trên kênh YouTube Hà Nội Phố của Duy Nến? - Ảnh 1.

Ở kênh YouTube Hà Nội Phố như khán giả thường nhắc tới, Trần Văn Duy (hay còn được gọi là Duy “Nến”) giữ thói quen giới thiệu tới khán giả những món ăn đặc sản ở thủ đô hoặc những món ăn ở các địa điểm mà anh đã tới thăm. Các video gần đây đạt lượt xem trung bình từ 50.000 -100.000.

Nguồn: YouTube Hà Nội Phố.

Video đầu tiên trên kênh Hà Nội Phố đăng tải vào ngày 20/7/2017, tức là cách đây 4 năm. Điều đáng nói ở đây, video này đạt hơn 518.000 lượt xem, cao hơn lượt xem trung bình hiện tại. Nội dung video này đơn giản xoay quanh một bữa cỗ cưới ở quê hương Nam Thịnh, Tiền Hải, Thái Bình của chủ nhân kênh YouTube.

Trong video này, Duy “Nến” quay cận cảnh cách làm các món dồi lợn, thịt gà luộc, canh xương nấu bí bên cạnh các món khác như giò, chả, xôi… Đó là những món ăn quen thuộc trong một bữa cỗ quê của người miền Bắc.

Cũng trong video này, một nét văn hóa đặc trưng của nhiều khu vực ở miền Bắc đã được nhắc đến, đó là khách tham dự sau bữa cỗ gói túi mang phần về nhà. Thậm chí, ở nhiều nơi, túi nilon được chuẩn bị sẵn trên bàn ăn phục vụ khách tham dự. Chủ nhân kênh Hà Nội Phố trong video này nói năng khá điềm đạm, mạch lạc, chân thật về quê hương của mình và cũng không góp mặt nhiều.

Có gì đặc biệt ở video đầu tiên trên kênh YouTube Hà Nội Phố của Duy Nến? - Ảnh 3.

Thời gian gần đây, kênh Hà Nội Phố nhận được nhiều chỉ trích do đưa nhiều thông tin sai lệch, méo mó về ẩm thực Việt. Trần Văn Duy thường xuyên “chơi chữ”, dùng tục ngữ, ca dao trong những video của mình. Tuy nhiên, chủ nhân kênh này lại có những cách giải thích về văn học không-giống-ai và hoàn toàn không chính xác. Chẳng hạn, “gà đồng” trong “mèo mả gà đồng” là thịt ếch hay gọi ngày 3/3 âm là Tết phồn thực trong khi tên chính xác là Tết Hàn thực.

Trước những phê phán của người dùng mạng, kênh này vẫn ngang nhiên đăng tải các video mới review về Hà Nội và tiếp tục đưa những thông tin sai tới người xem. Khi giới thiệu về tên ngõ, Duy “Nến” khẳng định ở Hà Nội có một con phố tên là Nguyễn Thị Minh Khai cũng có những con ngõ tên là Hoà Bình (thực tế đó là phố Minh Khai). Hay khi nói chuyện với cô chủ hàng cháo quẩy, Duy “Nến” tiếp tục gây khó hiểu khi gọi quẩy là… cuổi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo