Kumanthong: ‘Búp bê ma’ được đồn thổi là mang đến tài lộc thực chất có nguồn gốc hư cấu?

Cách đây vài ngày, Youtuber kiêm Tiktoker Thơ Nguyễn đã đăng một đoạn clip dài gần 1 phút về việc xin vía học giỏi cho các em học sinh gây tranh cãi. Trong clip này, Thơ Nguyễn ôm 1 con búp bê với tên gọi Cư Ma Mập, tự xưng “mẹ” và gọi búp bê là “con”. Đoạn clip sau khi được đăng tải đã nhận phản ứng dữ dội từ cộng đồng mạng, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con cái thường xuyên theo dõi kênh YouTube của Thơ Nguyễn. Nhiều người bày tỏ lo lắng bởi đoạn video có thể gây ảnh hưởng, làm lệch lạc suy nghĩ của trẻ nhỏ.

Kumanthong: Búp bê ma được đồn thổi là mang đến tài lộc thực chất có nguồn gốc hư cấu? - Ảnh 1.

Trong lúc Thơ Nguyễn phải đối mặt với những hình phạt pháp lý, chủ đề Kumanthong lại một lần nữa trở nên thịnh hành trên mạng xã hội. Vậy, Kumanthong rốt cuộc là gì, liệu nó có thực sự “thần thánh” như trong những video clip này?

Kumanthong – “Bùa ngải phát tài”?

Kumanthong là một loại bùa chú nổi tiếng của người Thái Lan, được đồn thổi với khả năng đem về tài lộc, giúp chủ sở hữu đạt được những mong muốn cá nhân. Kumanthong được làm dưới hình dạng búp bê, tượng nhỏ, đều được yểm bằng bùa chú.

Kumanthong: Búp bê ma được đồn thổi là mang đến tài lộc thực chất có nguồn gốc hư cấu? - Ảnh 2.

Kumanthong có nhiều loại với nhiều mức giá khác nhau, tùy theo chất lượng và “năng lực”, dao động từ vài trăm đến vài triệu, thậm chí vài chục triệu đồng. Cụ thể, Kumanthong có “năng lực” thấp được yểm bằng những bùa chú do thầy phép viết. Loại này thường có giá thấp, được quảng cáo với khả năng giúp người nuôi gặp nhiều may mắn. Những Kumanthong có “năng lực” cao hơn thường được yểm bằng xác thai nhi.

Nhiều người rao bán Kumanthong còn hướng dẫn cách gia chủ chăm sóc con búp bê này. Cụ thể là mua cho nó đồ chơi, bánh kẹo, sữa để cúng bái. Một số người còn cam kết chỉ cần chăm sóc đúng cách, Kumanthong sẽ giúp gia chủ gặp được may mắn, làm ăn phát tài, trúng lô đề, v.v… 

Nguồn gốc thực của Kumanthong

Kuman Thong còn được gọi là “Cậu bé vàng”, “Thiên linh cái” hay “Quỷ Linh Nhi”. Nguồn gốc thực sự của Kumanthong nằm trong một bài thơ có từ thế kỷ 19 của Sunthon Phu, có tên “Khun Chang, Khun Phaen”.

Kumanthong: Búp bê ma được đồn thổi là mang đến tài lộc thực chất có nguồn gốc hư cấu? - Ảnh 3.

Trong câu chuyện, Khun Phaen là một tướng lĩnh cấp cao rất thân cận với vua, được một phù thủy quyền năng bảo trợ. Thầy phù thủy yêu mến Khun Phaen đến nỗi ông ta gả cho Khun Phaen con gái mình. Không may, sau khi kết hôn và người vợ đang mang thai con đầu lòng, Khun Phaen nảy ra xích mích với bố vợ. Anh ta phát hiện ra vợ mình nghe theo lời xui khiến của bố, lên kế hoạch đầu độc anh ta. Trong cơn tức giận, Khun Phaen đã lấy đứa con từ trong bụng vợ ra. Với bàn tay đẫm máu, Khun Phaen đốt một đống lửa tại đền thờ, đặt thi thể đứa trẻ bọc trong một mảnh vải thiêng và cầu nguyện. Trong khi Khun Phaen đọc kinh cầu nguyện, bào thai đã biến thành một lớp vỏ khô, da mỏng như giấy bọc quanh một bộ xương. Khi nghi lễ kết thúc, đứa trẻ đã trở thành một vong hồn quyền năng mà Khun Phaen có thể nói chuyện, giao tiếp, và từ đấy trở thành thần hộ mệnh cho anh chàng.

Kumanthong: Búp bê ma được đồn thổi là mang đến tài lộc thực chất có nguồn gốc hư cấu? - Ảnh 4.

Như vậy, nguồn gốc của Kumanthong là hoàn toàn hư cấu, dựa trên một tác phẩm văn học ra đời từ 2 thế kỷ trước. Thế nhưng đối với người Thái Lan, niềm tin về Kumanthong ngày càng mạnh mẽ, và dần dần lan sang các nước khác. Ngày nay ở Thái Lan, Kumanthong được xem là một nét văn hóa truyền thống lâu đời, được bày bán tại khắp các khu chợ và xem như một biểu tượng của thần tài.

Những vi phạm pháp luật dựa danh “Kumanthong”

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết và những lời đồn không thể kiểm nghiệm, Kumanthong trở thành cơ hội cho để nhiều kẻ thực hiện chiêu trò lừa đảo, gieo rắc niềm tin sai trái cho trẻ em, thậm chí phạm pháp. Vì lý do đó mà luật pháp Thái Lan đã nghiêm cấm việc “chế tạo” và sử dụng Kumanthong từ rất lâu. Nhưng bất chấp luật lệ, chúng vẫn tồn tại và thậm chí được biết tới nhiều hơn, thậm chí là nguyên nhân của nhiều vụ án nghiêm trọng.

Kumanthong: Búp bê ma được đồn thổi là mang đến tài lộc thực chất có nguồn gốc hư cấu? - Ảnh 5.

Vào ngày 18/5/2012, một công dân Anh gốc Đài Loan 28 tuổi có tên là Chow Hok Kuen, đã bị bắt trong một phòng khách sạn ở Bangkok với 6 bào thai sơ sinh nam đã được sấy khô và bao phủ bằng vàng.

Trong năm 2011, một trường hợp đã được báo cáo tại Lào của một người đàn ông giết người vợ đang mang thai để sử dụng thai nhi làm bùa “quỷ nhi”.

Một loại búp bê ma thuật (không phải làm từ bào thai) có tên là “Luk Thep” hoặc “Look Thep” từ năm 2015 đã trở nên phổ biến tại Thái Lan. Một số người tin rằng, búp bê có thể được đưa linh hồn một đứa trẻ vào bởi một nhà sư. Chỉ cần gia chủ của nó chăm sóc như cho ăn uống, quần áo thì sẽ nhận được may mắn và phát tài, hoặc cũng có thể sử dụng để quấy phá đối thủ kinh doanh.

Kumanthong: Búp bê ma được đồn thổi là mang đến tài lộc thực chất có nguồn gốc hư cấu? - Ảnh 6.

Gần đây nhất là nữ YouTuber có tên Thơ Nguyễn đã đăng tải một video xin “vía” học giỏi từ một Kuman Thong. Video này được đăng tải trên YouTube và TikTok. Sau khi được đăng tải, video của Thơ Nguyễn lập tức vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các phụ huynh. Thơ Nguyễn hiện đang bị Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử phối hợp với đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an (Cục A03 – Cục An ninh chính trị nội bộ) mời lên làm việc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo