Vì sao chúng ta lại mê game đến mức không thể bỏ? (P.1)

1. Không có giới hạn, không có kết thúc 

Vì sao chúng ta lại mê game đến mức không thể bỏ? (P.1) - Ảnh 1.

 Các tựa game ngày nay hoàn toàn không có hồi kết, làm gì có chuyện nhà phát triển để bạn “phá đảo” dễ dàng như ngày xưa. Ngày nay, game có thế giới mở (sandbox) cho phép người chơi ở lại và tiếp tục chơi ngay cả sau khi họ hoàn thành cốt truyện. GTA và Far Cry là 2 ví dụ điển hình.

Thế giới game hiện đại ngày nay đã phát triển hơn rất nhiều, bởi thế cách thiết kế game của các nhà phát triển đã hoàn toàn khác. Các dòng game MOBA cho phép nhiều người chơi giao đấu trên 1 bản đồ cùng 1 lúc. Cuộc chiến chỉ kết thúc khi 1 bên thắng trận nhưng không có khái niệm kết thúc hoàn toàn, khi thua là bạn lại start trận mới. Vậy thì ngừng với kết thúc kiểu gì?

2. Cơ chế phần thưởng gây nghiện

Vì sao chúng ta lại mê game đến mức không thể bỏ? (P.1) - Ảnh 2.

 Cơ chế gây nghiện trong game thực chất là những thủ thuật tâm lý rất đơn giản. Một trong số đó chính là mô phỏng lại cơ chế phần thưởng có sẵn trong não bộ. Bình thường, khi chúng ta bắt tay vào công việc nào đó, ta thường cảm thấy thỏa mãn khi hoàn thành.

Để game thủ nghiện game là chuyện rất dễ, thậm chí là rất đơn giản. Chỉ có có đủ phần thưởng và gây thỏa mãn cho người chơi, chắc chắn game thủ sẽ quay lại để tiếp tục. Việc tiêu diệt quái, nhận phần thưởng, lên cấp tạo thành 1 vòng lặp hoàn hảo trong tiềm thức game thủ, khiến họ khó quên được. Dù về sau này, nhà phát hành kéo dài vòng lặp này ra một chút, nhưng không sao, game thủ vẫn sẽ dính đến game và chơi nhiều hơn trước. 

3. Dopamine được giải phóng

Vì sao chúng ta lại mê game đến mức không thể bỏ? (P.1) - Ảnh 3.

  Dopamine là loại chất hóa học não tiết ra để làm dịu thần kinh và có tính năng tự nhiên của não bộ, xảy ra trong nhiều hoạt động. Với việc “kích hoạt” các hoạt động và phần thưởng, nó sẽ tạo ra khoái cảm làm cho bộ não giải phóng dopamine. 

Cơ chế này diễn ra rất đơn giản, mắt và tay của bạn sẽ liên tục tiếp nhận và xử lý chuỗi hành động, hình ảnh, âm thanh làm cho bộ não phải liên tục suy nghĩ, thao tác liên tục để nhận được khoái cảm. Nó sẽ khiến bộ não quen với hành động này và khiến cho bạn bị cảm giác trầm cảm và khó chịu xâm chiếm khi không thực hiện đủ. Dần dà, nó tạo thành cảm giác thôi thúc để bạn tiếp tục phải quay lại chơi game thì mới có dopamine được giải phóng.

4. Sự khó chịu cũng tạo ra con nghiện

Vì sao chúng ta lại mê game đến mức không thể bỏ? (P.1) - Ảnh 4.

 Game khó và không thể hoàn thành tưởng rằng là một thứ gì đó khiến game thủ ức chế. Thế nhưng, trớ trêu thay, nó mới là thứ tạo nên cơn nghiện ghê gớm. Con người luôn luôn thích thử thách, háo hức được leo lên đỉnh cao nên mới, nên họ không muốn chịu thua cuộc. Các tựa game được thiết kế theo phong cách này dường như tạo nên “cơn say” cũng mạnh mẽ chẳng kém gì các tựa game cày cuốc khác. 

Để hoàn thành thử thách khó, người chơi sẽ phải liên tục tập luyện và thử thách bản thân, dần dà dẫn tới nghiện game. Nó đòi hỏi một sự kiên nhẫn và khoảng thời gian “tập luyện” khổng lồ, yêu cầu người chơi phải dính đến game. Bù lại, sau khi hoàn thành thử thách khó nhằn kia, người chơi có thể chia sẻ thành tích lên mạng, giúp cho người chơi cảm thấy thỏa mãn – một độc chiêu kích thích tâm lý hoàn hảo mà các nhà làm game tạo ra. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo