Xây dựng một tựa game thế giới ảo ngoài đời thực có thật sự xảy ra được hay không?

Trong nhiều năm trở lại đây, thể loại dị giới (isekai) và game đã trở thành tâm điểm của thế giới anime. Với phát súng đầu tiên mang tên Sword Art Online, thể loại này phát triển lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết và được coi là 1 trong những trào lưu vẫn mãi chưa hết thời trong suốt những năm 2010 cho tới nay. 

Xây dựng một tựa game thế giới ảo ngoài đời thực có thật sự xảy ra được hay không? - Ảnh 1.

Với sự phổ biến của dòng anime isekai – game du hành thế giới ảo, đã có nhiều ý kiến cho rằng, việc xuất hiện một tựa game mô phỏng một cách hoàn chỉnh sẽ sớm xuất hiện trong tương lai gần, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ ngày nay. Thậm chí, Mihoyo, nhà sản xuất của game Genshin Impact cũng nói rằng, họ cũng đang chuẩn bị để đưa vào 1 tựa game mô phỏng tương tự vào năm 2030. 

Vậy thì, liệu các nhà sản xuất có thể đưa ra một tựa game “thế giới ảo” có thể sớm xuất hiện như mong đợi của các game thủ được hay không?

Ở thời điểm hiện tại, rất đáng tiếc, câu trả lời gần như là không, bởi nó rất khó xảy ra. Có quá nhiều lý do khiến cho người ta vẫn chưa thể tạo ra được một công nghệ giống như tưởng tượng cho được.

1. Hoạt động từ não bộ dẫn tới máy tính chưa hoàn thiện

Xây dựng một tựa game thế giới ảo ngoài đời thực có thật sự xảy ra được hay không? - Ảnh 2.

 Với công nghệ hiện nay, con người vẫn chỉ có thể cảm nhận được các hoạt động não bộ từ bên ngoài bộ não của chúng ta. Chúng ta có thể nghe thấy một giọng nói từ trên bầu trời nói xuống vậy, dù chúng ta không hiểu được chính xác nó từ đâu ra. Thêm vào đó, bộ não con người cũng chưa hề chấp nhận việc nhập liệu thẳng vào trong não.

Các công cụ VR hiện tại mới chỉ cho phép chúng ta có thể cảm nhận qua 2 giác quan chính là thị giác và thính giác, còn các giác quan còn lại vẫn chưa khả thi. Vì vậy, việc tiến sâu vào thế giới ảo giống như công nghệ vẫn sẽ rất… ảo, đừng nói đến Sword Art Online dùng não, mà chỉ qua tiếp xúc cơ thể tầm gần cũng khó có cửa. 

 vẫn khó lắm, ít ra việc đưa thiết bị tiếp xúc với cơ thể như The Matrix hay Accel World đã làm xem chừng còn khả thi hơn.

2. Cấu trúc bộ não không thể lập trình 

Xây dựng một tựa game thế giới ảo ngoài đời thực có thật sự xảy ra được hay không? - Ảnh 3.

 Không giống máy móc, bộ não con người không phải phần cứng, nên nó sẽ phản ứng theo cách khác nhau với mỗi mệnh lệnh được đưa ra. Việc xử lý thông tin đơn giản ở mỗi người cũng sẽ tạo nên những chuỗi hành động khác nhau, các nhà sản xuất cũng phải tùy biến lại rất nhiều thứ. Nó sẽ tốn quá nhiều thời gian để lập trình viên hoàn thành được hệ thống thao tác cơ bản.

3. Logic của hệ thống và con người

Xây dựng một tựa game thế giới ảo ngoài đời thực có thật sự xảy ra được hay không? - Ảnh 4.

 Hệ thống máy móc luôn hoạt động theo lập trình, kể cả là logic do nó được “dạy dỗ” có dở hơi hay điên khùng cỡ nào. Quy tắc máy móc được học luôn là bất di bất dịch, trừ khi con người đụng tay vào sửa nó. 

Để tạo ra một thế giới như SAO, con người sẽ phải dạy tất cả mọi thứ cho AI. Hiện tại, AI có thể tự học và rút kinh nghiệm để tiến bộ, nhưng với 1 tựa game giả lập siêu lớn, chi phí để đầu tư cho nó vẫn là chưa thể tính toán nổi. Thậm chí, công nghệ và khả năng của máy tính ở thời điểm hiện tại chưa chắc đủ khả năng làm nên điều đó.

4. Duy trì và vận hành

Xây dựng một tựa game thế giới ảo ngoài đời thực có thật sự xảy ra được hay không? - Ảnh 5.

Tiền đâu, luôn là thứ đầu tiên phải nghĩ đến. Để xây dựng một thế giới isekai phức tạp sẽ tốn rất nhiều tài nguyên, nhân lực và tiền bạc. Việc xây dựng đồ họa, hiệu ứng chuyển động và cài đặt trong game sẽ tiêu tốn rất nhiều nhân lực và cả tiền bạc. Đó là cả chưa kể chi phí vận hành và cập nhật sẽ tốn không biết bao nhiêu mà kể. Cứ thử nghĩ mà xem, 1 bản cập nhật thế giới mới sẽ tốn thêm bao nhiêu chi phí nếu như nhà sản xuất còn chưa tới điểm hòa vốn?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo