Các vị vua thời cổ đại thường tìm nhiều cách tự bảo vệ mình khi lên nắm quyền bởi lo ngại bị người thân tín phản bội và kẻ thù ám sát. Một trong số những vị vua đã thành công hấp thụ chất độc và có khả năng kháng độc tưởng như chỉ có trong truyền thuyết. Đó chính là vua Mithridates VI của xứ Pontus ở miền Bắc Tiểu Á, nay thuộc một phần Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Romania và Hy Lạp. lại sử dụng phương thức độc đáo là tự mình hấp thụ nhiều loại thuốc độc trong thời gian dài để xây dựng khả năng miễn nhiễm với chúng.
Mithridates VI sinh ra ở thành phố Sinope, vương quốc Pontus và là con của vua Mithridates V. Năm 120 trước Công nguyên, cha ông bị ám sát bằng thuốc độc trong một bữa tiệc. Hoàng hậu Laodice VI, mẹ của ông, lên nắm quyền do hai anh em Mithridates VI chưa đủ tuổi lên ngôi. Vương quốc Pontus lâm vào cảnh không có người cai quản, bởi cả Mithridates VI và người em của mình là Chrestus, đều còn quá nhỏ để nắm giữ ngai vàng, vì thế hoàng hậu trở thành người nắm quyền tạm thời.
Mithridates VI đã phải ẩn mình một thời gian cho đến khi đủ khả năng giành lại ngai vàng. rong khoảng thời gian này, Mithridates VI lo ngại rằng mình sẽ gặp kết cục giống người cha xấu số. Vì vậy, ông đã tôi luyện để cơ thể có khả năng miễn nhiễm với độc dược. Mỗi ngày, ông đều uống thuốc độc với một liều lượng nhỏ, không gây tử vong để cơ thể có thể kháng lại các loại thuốc độc. Đây cũng là nguồn gốc cái tên “vua độc dược” của ông.
Không chỉ tìm cách có một cơ thế kháng mọi loại độc, ông còn nghiên cứu rất nhiều về thảo dược và sáng chế ra một loại thuốc giải có tên “Thuốc giải độc vạn năng – Mithridatium” có tác dụng cho tất cả các loại thuốc độc.
Vào khoảng năm 116 đến năm 113 TCN, Mithridates VI trở về quê nhà Sinope để giành lại ngôi vua. Ông bắt giữ và tử hình cả mẹ và em trai mình để chắc chắn rằng không ai dám tranh giành quyền lực với ông. Sau khi giành lại những thứ vốn thuộc về mình, ông vua mới bắt đầu công cuộc mở rộng bờ cõi nhằm gây dựng đất nước giàu mạnh. Mithridates VI có tham vọng muốn kiểm soát toàn bộ biển Đen và vùng Tiểu Á rộng lớn, nơi mà người La Mã đang cai trị.
Tuy nhiên, vì gây hấn với người La Mã mà ông đã châm ngòi cho cuộc chiến tàn bạo giữa Pontus và La Mã, kéo dài đến 4 thập kỷ. Mithridates VI trở thành nỗi khiếp sợ và cũng là kẻ thù đáng gờm nhất của đế chế La Mã. Mặc dù bại trận, nhưng ông vẫn mong muốn có một cái chết danh dự và định tự tử bằng thuốc độc. Trớ trêu thay, cơ thể ông thực sự có khả năng kháng độc, nên việc Mithridates tự sát cũng bất thành. Cái chết của vua Mithridates VI vẫn là điểm gây tranh cãi, vì có người cho rằng ông đã tự vẫn bằng thanh kiếm của một người lính thân cận, người thì lại cho rằng ông đã chết dưới gươm của phiến quân nổi loạn.
Hàng thế kỷ sau, cái tên mithridatism được sinh ra, trở thành thuật ngữ ám chỉ việc hấp thụ một lượng độc nhỏ trong thời gian dài để tăng khả năng kháng độc của cơ thể. Sau cái chết của Mithridates, nhiều thầy thuốc La Mã đã cải tiến công thức này. Thậm chí nhiều người cho rằng Grigori Y. Rasputin, người đã sống sót sau nhiều vụ đầu độc, cũng nhờ cách thức kỳ bí này. Việc sử dụng độc để kháng độc cũng được nhắc tới trong sử thi Ấn Độ.
Bill Haast, một nhà thuần hóa rắn được cho là sử dụng phương pháp kháng độc này.
Trong thực tế, mithridatism không có hiệu quả chống lại tất cả các loại chất độc. Một số độc tố có thể gây chết người khi tích tụ lâu ngày trong cơ thể, vì vậy, kết quả của mithridatism phụ thuộc vào cơ địa từng người xử lý chất độc như thế nào. Và dĩ nhiên, phương pháp bí truyền này không thể áp dụng với các chất hóa học như acid. Vì lý do này mà rất ít người thực sự có một cơ thể kháng độc theo phương pháp mà vị vua Mithridates VI từng áp dụng năm xưa.