Hội chứng sợ biển có tên khoa học là Thalassophobia (Thalassa trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là biển). Người mắc hội chứng này có biểu hiện hoảng loạn, mất bình tĩnh, bất an cực độ mỗi khi đứng trước biển, những vùng nước lớn, hay tưởng tượng ra những thứ đáng sợ ẩn nấp dưới mặt nước. Thậm chí ở những trường hợp nặng hơn, hội chứng này còn khiến con người sợ cả những sinh vật sống dưới nước, bao gồm cả hải sản hay các loài động vật bình thường như cua, cá.
Đại dương là rất lớn và hầu như chưa được khám phá. Chúng ta đã khám phá được một phần những hành tinh xung quanh trái đất, hệ mặt trời, nhưng đáy sâu đại dương lại chính là nơi bí hiểm nhất mà cho đến nay vẫn còn nhiều điều chưa được khám phá. Người xưa vẫn nói rằng, con người thường sợ cái gì mà họ không hiểu, vì thế theo lẽ tự nhiên, nhiều người cũng cảm thấy sợ hãi sự mênh mông của đại dương.
Bên cạnh thuật ngữ trên, Aquaphobia và Hydrophobia cũng dùng để chỉ những hội chứng tương tự. Aquaphobia là nỗi sợ nước, kể cả lũ lụt hay thậm chí là cả nước trong bồn tắm. Hydrophobia lại là một hội chứng khác, khiến người ta ghê sợ và không dám chạm vào nước.
Tại sao nhiều người mắc chứng sợ biển?
Đại dương tiềm tàng nhiều mối nguy hiểm chết người. Chúng ta vẫn thường nghe về những tai nạn đắm tàu, cá mập ăn thịt, bạch tuộc khổng lồ, hay các loài động vật săn mồi trên biển tấn công con người. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều người sợ hãi biển cả. Suy diễn, hoang tưởng và dựng lên những viễn cảnh nguy hiểm trong đầu đã khiến nhiều người không dám đến gần vùng biển hay nước sâu.
Một số trường hợp khác gặp lo âu cực độ khi đi thuyền, bè hay các phương tiện trên nước, họ sợ rằng sẽ có số phận giống con tàu Titanic nổi tiếng năm nào, nỗi sợ bị chết đuối lớn đến mức bất kể đang gặp nguy hiểm thế nào họ cũng không dám bước lên thuyền.
Những dạng này chủ yếu có nguyên nhân do tâm lý bất ổn. Nhưng đa phần những người mắc hội chứng này là do hồi bé đã từng gặp tai nạn, chấn thương hoặc suýt mất mạng dù trực tiếp hay gián tiếp, dẫn đến gặp ám ảnh, tự hình thành cơ chế phòng thủ trong vô thức. Một số nguyên nhân ít gặp hơn liên quan đến mặt di truyền học, bệnh liên quan tuyến giáp, mất cân bằng nội tiết.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, trước những trường hợp như vậy, nếu trị liệu dúng cách vẫn có thể thoát khỏi Thalassophobia.
Các triệu chứng của Sợ nỗi ám ảnh đại dương
Với những trường hợp nhẹ, người mắc chứng bệnh này chỉ có biểu hiện cực kỳ lo lắng, sợ hãi khi đến gần biển, vùng nước sâu, hay phải di chuyển bằng các phương tiện hàng hải. Tuy nhiên, họ vẫn có thể tự kiềm chế bản thân và vẫn sinh hoạt bình thường.
Đối với những trưởng hợp nặng hơn, hội chứng này có thể ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người bệnh hàng ngày. Nước là một phần quan trọng trong cuộc sống của con người, nỗi ám ảnh với nước có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong đời sống hàng ngày. Thông thường, triệu chứng rõ nhất của sự sợ hãi ám ảnh nước hay biển có thể kể tới như:
– Run rẩy, lo lắng cực độ trước hình ảnh đại dương, chủ yếu là run tay hoặc run chân.
– Cảm giác sợ hãi đến ám ảnh.
– Cảm giác bị tách rời với thực tế, không có khả năng thể hiện bản thân mình rõ ràng.
– Tiêu cực hơn là những phản ứng như khóc lóc, bỏ chạy, đau dạ dày, buồn nôn….
Đương nhiên, với những thể suy nhược, xuất hiện triệu chứng đặc biệt thì cần sự can thiệp y tế ngay lập tức.
Trị liệu tâm lý cho người mắc Thalassophobia
Một số loại phương pháp điều trị tâm lý đã cho thấy kết quả tích cực trong việc giúp người bệnh mắc chứng sợ đại dương. Trong đó có thôi miên, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của những chuyên gia được đào tạo bài bản, giúp các bác sĩ chuyên khoa tìm ra nguyên nhân gốc rễ nỗi ám ảnh của nạn nhân.
NLP hay Neuro-Linguistic Programming là một biện pháp khác dùng để trị liệu tâm lý, có thể hiểu nôm na là liệu pháp “lập trình lại tâm trí”, nhằm thay đổi phản ứng của người bệnh khi phải đối đầu với nỗi sợ của mình.