Những trò chơi thất bại thảm hại đến mức hãng game cũng sập theo

4. Too Human – Silicon Knights

Những trò chơi thất bại thảm hại đến mức hãng game cũng sập theo - Ảnh 1.

Too Human là một trong những sản phẩm kỳ lạ nhất của Microsoft cho Xbox 360. Ban đầu, nó đã được định hình sẽ ra mắt cho PlayStation vào năm… 1999. Thế nhưng, việc lập trình và phát triển game gặp quá nhiều vấn đề, năm 2005 nó được Microsoft mua lại và cuối cùng cũng ra mắt vào năm 2018.

Về cơ bản, doanh số của nó cũng không quá tệ khi đạt tới con số 800 nghìn bản. Dù vậy, thứ khiến cho studio chủ quản Silicon Knights là việc tranh cãi và kiện tụng liên quan đến Unreal Engine 3 của Epic Games. Theo đó, Silicon Knights phải đền bù cho Epic Games số tiền lên tới 4,45 triệu USD (khoảng 102 tỷ VND), dẫn đến việc studio này phá sản vào năm 2014. 

2. Command & Conquer: Renegade – Westwood Studios

Những trò chơi thất bại thảm hại đến mức hãng game cũng sập theo - Ảnh 2.


Command & Conquer: Renegade là tựa game đầu tiên và cũng là duy nhất cho tới nay của dòng game C&C được làm theo thể loại bắn súng góc nhìn thứ nhất. Tựa game này được giao cho Westwood Studios phát triển với rất nhiều tham vọng, nhưng cuối cùng đó lại là nền móng cho sự sụp đổ của studio này.

Về cơ bản, Command & Conquer chưa bao giờ gắn liền với thể loại FPS cả, đã làm cho game thủ quay lưng với nó. Ngoài ra, Westwood cũng không có nhiều kinh nghiệm với thể loại này, khiến cho tựa game càng ít được chú ý hơn. 

3. All Points Bulletin – Realtime Worlds

Những trò chơi thất bại thảm hại đến mức hãng game cũng sập theo - Ảnh 3.


All Points Bulletin ra đời với tham vọng trở thành một Grand Theft Auto Online của Realtime Worlds. Được ra mắt vào năm 2010, All Points Bulletin được khá nhiều game thủ chú ý bởi màn PR đình đám. Thế nhưng, với quá nhiều vấn đề và lỗi game, APB đã phải đóng cửa nhanh chóng sau đó. Về sau, trò chơi này được phát hành lại dưới dạng free to play, nhưng cũng chẳng ngon nghẻ gì hơn. Còn về phần Realtime Worlds, họ đã bán lại tựa game này cho K2 Network và nhanh chóng phá sản vào cuối năm 2010. 

4. Lawbreaker – Boss Key Production

Những trò chơi thất bại thảm hại đến mức hãng game cũng sập theo - Ảnh 4.


Lawbreaker là một sản phẩm của Boss Key Production, trong đó người đứng đầu là  Cliff Bleszinski – cha đẻ của dòng game Gears of War. Thế nên, không có gì lạ khi nó được kỳ vọng rất nhiều, thậm chí còn được kỳ vọng sẽ lập lại thành tích hoành tráng của GoW. 

Dù vậy, Lawbreaker lại là một sự thất bại hoàn toàn về mặt doanh thu. Thay đổi lớn nhất chính là việc game từ dạng free to play lại trở thành một game trả phí. Thế nhưng Lawbreaker chỉ bán được chưa tới 10 nghìn bản, còn lượng người chơi nhanh chóng giảm sút sau đó. Đến giữa năm 2018, cha đẻ Boss Key Production chính thức “rút ống thở”, và cả cha lẫn con chìm vào quên lãng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo