Nói đến game của Nhật Bản, chắc hẳn rất nhiều người sẽ nhớ đến thể loại RPG – game nhập vai. Các tựa game nhập vai của người Nhật luôn sở hữu cốt truyện lôi cuốn cùng những màn chiến đấu đòi hỏi người chơi phải “có não” mới qua bàn được.
Bên cạnh yếu tố nhập vai, người Nhật luôn biết cách lồng ghép khéo léo những câu chuyện vào trò chơi của mình để tránh mang lại sự nhàm chán. Để làm được điều đó, người Nhật lại sử dụng biện pháp kết hợp các thể loại game với nhau – visual novel, dạng game nhập vai cho phép người chơi dùng text để điều khiển nhân vật của mình đi xuyên suốt cốt truyện chính. Giờ đây, câu chuyện được kể giống như một cuốn tiểu thuyết và được minh họa bằng cách hình vẽ theo phong cách anime.
Vậy thì tại sao, các game thủ không chỉ Nhật Bản mà cả trên thế giới cũng thích thể loại này đến vậy?
Đầu tiên, bạn cần phải hiểu đôi chút về thể loại visual novel. Bắt đầu xuất hiện trên thị trường từ những năm 80 của thế kỉ trước, Visual Novel là một dạng game nhập vai cho phép người chơi dùng text để điều khiển nhân vật của mình, và cốt truyện chính sẽ xảy ra theo lựa chọn của bạn.
Trong thập kỷ vừa qua, các game thủ có thể dễ dàng nhận ra được sự nổi lên của các tựa game được thiết kế phong cách điện ảnh, chẳng hạn như “Uncharted” hoặc “The Last of Us” đến từ phương Tây, hoặc là Metal Gear Solid là một sản phẩm của phương Đông. Chúng thực sự khiến cho người chơi mê mẩn bởi sự pha trộn giữa game và môn nghệ thuật thứ 7 một cách rất xuất sắc.
Tuy vậy, nó vẫn có khuyết điểm. Với nhà sản xuất thì điểm trừ của thể loại này là sự tốn kém, bởi nó cần rất nhiều chi phí và quy mô sản xuất lớn. Còn với game thủ thì thời lượng của các tựa game này khá ngắn, chỉ cỡ 10 giờ và nhiều khi kiến người chơi không đủ “đã” với những gì họ muốn.
Còn với thể loại visual novel thì không giống như vậy, nó đơn giản hơn rất nhiều. Nếu là một game nhập vai theo kiểu visual novel có một câu truyện rất dài, do đó người chơi phải bỏ ra không dưới 40 giờ để có thể chơi hết nó. Thêm nữa, bạn cần tới một nửa thời gian đó để đọc và hiểu cốt truyện. Thậm chí, có rất nhiều đoạn hội thoại khiên người chơi phải đọc thật kỹ mới hiểu được.
Hầu hết cách kể chuyện trong những tựa game RPG của Nhật Bản đều bắt nguồn từ thể loại Visual Novel. Nhật Bản có truyền thống lâu đời về tiểu thuyết hình ảnh – về cơ bản là tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên được dịch sang định dạng hình ảnh. Chúng sử dụng nghệ thuật nhân vật, bối cảnh và đối thoại. Nó phổ biến vì có chi phí thấp để sản xuất và rất hiệu quả trong việc kể chuyện.
Cốt truyện của Visual Novel cũng dễ dàng để triển khai nhiều chủ đề khác nhau. Dù vậy, các nhà sản xuất thường xuyên lồng vào trong câu chuyện những yếu tố tình cảm lãng mạn. Mỗi hành động của người chơi sẽ giúp họ nảy sinh quan hệ với các nhân vật nữ trong game, rồi trở thành một mối quan hệ lãng mạn với những cô gái này.
Rất nhiều Visual Novel tạo nên các mẫu nhân vật nữ với tính cách, với lời thoại thật tới mức khiến cho người chơi đôi khi còn có cảm tình với chính các nhân vật ảo. Dần dà, nó không chỉ còn là sở thích, mà còn như một thứ “tôn giáo” khi có rất nhiều người, đặc biệt là các otaku, đam mê các tựa game Visual Novel một cách mãnh liệt. Không chỉ săn lùng các tựa game visual novel, họ thậm chí còn đặt mua mọi sản phẩm hay món quà có giá trị liên quan tới “waifu” yêu thích của họ.
Hiện tại, các tựa game nhập vai JRPG hiện đại cũng đã được thêm thắt các yếu tố Visual Novel vào trong game. Dần dà, nó càng lúc càng được chấp nhận rộng rãi hơn trong đại chúng, và được coi như một yếu tố không thể thiếu của văn hóa Nhật Bản đương đại.