Trong 2 năm qua, thị trường phân phối game trên thế giới đã chứng kiến cuộc cạnh tranh gay gắt giữa Steam và Epic Games Store.
Epic Games Store – với vị thế của một kẻ đi sau đã dung chiến lược vô cùng mạnh mẽ để đi tắt đòn đấu. Đó là bắt tay và tạo mối quan hệ mật thiết với rất nhiều nhà phát triển game lớn. Để có thể đàm phán với các nhà sản xuất trong việc phát hành game độc quyền trên Epic Store, ngoài cắt giảm tối đa phí dịch vụ, nền tảng này còn sử dụng đến cả một khoản “lót tay” để thuyết phục đối tác. Số tiền này được gọi là “phí độc quyền”, được Epic Store chuyển thắng đến các nhà sản xuất mà không cần quan tâm đến doanh số bán hàng của game.
Chính vì quyết sách trên, các nhà sản xuất rất thích hợp tác với Epic Games Store đến vậy. Ngoài việc phí dịch vụ rất rẻ, chỉ 12% (với Steam sẽ là 30%), các đối tác của Epic sẽ nhận thêm một khoản phí độc quyền. Tính trên tổng doanh thu, việc hợp tác với Epic Store sẽ đem về rất nhiều lợi nhuận nếu như so sánh với Steam hay các nền tảng khác. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều nhà phát triển game đã không ngần ngại “hất cẳng” Steam để “về với đội của Epic Games Store”.
Trong vòng 2 năm qua, Epic Games Store đã thực hiện hợp đồng phát hành độc quyền với hơn 100 game. Trong đó chỉ riêng năm 2020, họ đã tiêu tốn khoảng 444 triệu USD (~ hơn 10.000 tỷ VNĐ) để chi trả cho các nhà sản xuất sẵn sàng quay lưng với Steam. Đây thực sự là con số khổng lồ mà ít cổng phát hành nào có thể chịu nổi, ngoại trừ Epic Games Store.
Đương nhiên, cha đẻ của Fortnite sẽ không dừng lại ở cón số 444 triệu USD. Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, họ sẽ không từ bỏ cách làm của mình, ít nhất là trong vài năm tới đây. Có sự hậu thuẫn tài chính cực lớn đến từ Tencent (chiếm 40% cổ phần), Epic Games chắc chắn sẽ “khô máu” với Steam đến khi nào đạt được mục đích mới thôi.