Chơi game ở với tần suất hợp lý thậm chí còn giúp cho game thủ học hỏi được kha khá kỹ năng sống. Đó là chia sẻ từ nhiều game thủ khi được hỏi chơi game có lợi hay có hại. Trái với suy nghĩ của nhiều người, game thực sự là một kênh học tập tương đối bổ ích và dễ hiểu.
1. Tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn nhận
Nor Reza, một game thủ đã có 10 năm gắn bó với các trò chơi trên PC, tin rằng game tốt hay xấu phụ thuộc vào cách người ta nhìn nhận nó.
Nor cho rằng trò chơi điện tử cũng giống như thức ăn trong cuộc sống. Ăn quá nhiều một món có thể khiến người ta bị thừa cân, đau tim, tổn hại sức khỏe. Vì vậy, game chỉ “xấu” nếu người chơi để cho nó “xấu.” Suy cho cùng thì nó cũng chỉ là một sản phẩm giải trí, và người chơi mới là kẻ nắm quyền quyết định ở đây.
2. Game dạy cho người chơi nhiều kỹ năng thiết thực trong cuộc sống
Game thủ Lim Kagen khẳng định, đúc rút từ chính kinh nghiệm cá nhân. Là một fan hâm mộ của trò chơi thế giới mở từng hoàn thành kha khá tựa game. Lim đã học được cách định vị hướng đi, xem bản đồ và dò đường nhờ chơi game. Những kiến thức xác định tuyến đường, tính toán lộ trình ngắn nhưng tối ưu nhất được Lim áp dụng từ game ra ngoài đời thực.
Một lần Lim và gia đình cố gắng đến quán ăn. Sau khi lái xe được khoảng 10 phút, game thủ này đã nhanh trí sử dụng các kỹ năng chơi game để xác định tuyến đường đi nhanh nhất cho cả nhà bằng cách tính toán vị trí các giao lộ. Lần này cả gia đình Lim đã đến quán ăn nhanh chóng thay vì phải chật vật tìm đường hay đọc bản đồ.
3. Game còn giúp rèn luyện mắt và tay
Người chơi có nickname khá dài dòng, Lorenzo Elijah Sarmiento Hernandez, nhiệt tình chia sẻ về trò chơi Osu. Ở trò chơi này người chơi có nhiệm vụ chạm hoặc trượt các dấu chấm trong khoảng thời gian nhất định theo nhịp nhạc.
Trò chơi này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt, vì người chơi cần phải nhấn hoặc nhấp nút một cách chính xác để theo kịp nhịp bài hát. Chính vì vậy đây là một cách tốt để rèn luyện phản xạ.
4. Game là một sở thích gắn liền với tuổi thơ
Len Robbie, một game thủ bắt đầu chơi game từ năm 4 tuổi, khẳng định rằng mình sẽ rất buồn chán nếu tuổi thơ không có game. Len chơi game dưới sự giám sát của phụ huynh, tất nhiên cũng có những lúc game thủ này bị ảnh hưởng bởi những trận thua hay cãi cọ với bạn chơi game. Tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống lẫn mối quan hệ ngoài đời thực của Len.
5. Nếu không phải là game thì TV cũng sẽ gây tranh cãi thôi
Xavier Levin, một người chơi game console và PC, lại có chia sẻ hài hước hơn. Xavier cho rằng nếu không có game thì TV cũng sẽ gây tranh cãi và bị mọi người xem như lý do gây ra nhiều hệ quả tiêu cực mà thôi. Ngoài việc phụ thuộc vào người dùng thì khoảng cách giữa các thế hệ cũng dẫn đến việc người ta có cái nhìn khắt khe hơn với game. Vì thế vấn đề không nằm ở game mà nằm ở việc đa số các bậc phụ huynh cần tìm một lý do nào đó để đổ lỗi cho sự thiếu trách nhiệm của họ.