Thể loại isekai đang ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, đến mức mà đôi khi khán giả chỉ cần xem tập đầu đã có thể đoán được toàn bộ diễn biến tiếp theo. Thể loại isekai là một ví dụ cho ý tưởng thoát khỏi thế giới thực tại, nơi nhân vật trải qua một cuộc sống tầm thường nhạt nhẽo (hoặc đau khổ) rồi được chuyển sinh đến thế giới tưởng tượng, không có quy tắc và giới hạn. Tuy nhiên, đây có thể là một sự tự do hơi quá đà.
Dù thể loại này đem đến sự thư giãn cho những cần chút mơ mộng, nhưng vấn đề ở đây rất đơn giản: cuộc hành trình trong thế giới isekai sẽ kết thúc như thế nào? Có vẻ như khá nhiều bộ anime đã quên mất điều này, hoặc đang loay hoay không biết trả lời ra sao. Việc thiếu đi mục tiêu trong cuộc phiêu lưu khiến cho không ít câu chuyện trở nên bất hợp lý và vô nghĩa.
Hành trình của một người hùng isekai – Đâu là ý nghĩa?
Dù không thể kết luận một anime isekai là đúng hay sai, nhưng khán giả hoàn toàn có thể nhìn thấy được những nhược điểm khi xây dựng kết thúc mở cho anime isekai. Đặc biệt là nếu thể loại này ngày càng có nhiều tác phẩm được xây dựng như vậy. Dù đi kèm với thể loại hay chủ đề gì, các vấn đề nên được giải quyết triệt để ở phần kết, trừ phi kết thúc mở là lựa chọn duy nhất cho câu chuyện. Tại sao cần như vậy?
Trước tiên, hãy xem xét lại nội dung phổ biến của phần lớn các bộ anime isekai hiện nay: nhân vật chính dấn thân vào cuộc chiến chống lại quỷ vương hoặc một tay quý tộc nguy hiểm nào đó, nhưng dù có đánh thắng thì họ cũng không thể quay về thế giới cũ. Tóm lại, ngay cả khi “trùm cuối” bị hạ thì nhân vật chính vẫn loanh quanh trong thế giới isekai, sống một cuộc đời không còn mục tiêu gì nữa.
Kết thúc kiểu “hết ăn lại chơi” này sẽ chỉ phù hợp với những nhân vật như Azusa Aizawa trong I’ve Been Killing Slimes for 300 Years and Maxed Out My Level. Bởi ngay từ đầu, thiết lập câu chuyện đã hướng đến việc cô cần dành thời gian nghỉ ngơi thay vì đam mê công việc như trước.
Thế nhưng, với các nhân vật anh hùng khác, kết thúc như vậy hoàn toàn không hợp lý và biến cả câu chuyện trở nên thật tầm thường. Ví dụ như Rimuru Tempest (Tôi chuyển sinh thành slime), một người không giống với Azusa, thì anh ta có nhiệm vụ phải xây dựng một đất nước. Cuộc sống như vậy cũng tốt thôi, nhưng vẫn là chưa đủ. Giả dụ một anh hùng isekai có thể sống khoảng vài trăm năm, thì chiến thắng của anh ta trước nhân vật phản diện cũng chỉ như đốm sáng lẻ loi trong cuộc đời dài đằng đẵng mà thôi. Vì sau 300 năm, ai còn quan tâm đến chuyện tên công tước độc ác bị hạ gục ra sao nữa? Mà có khi họ còn quên luôn hắn.
Thế nào là một kết thúc hợp lý cho hành trình trong isekai?
Bộ anime kiểu I’ll Been Killing Slimes có thể không cần mục tiêu rõ ràng, vì nhân vật chính vốn chỉ cần sống điền viên. Nhưng những bộ gay cấn như Sword Art Online, việc có mục tiêu cụ thể rõ ràng giúp cho câu chuyện trở nên mạch lạc hơn. Nhân vật chính sẽ phải phấn đấu cho mục tiêu trở về cuộc sống bình thường, từ đó những nút thắt, tâm lý, cách cư xử của nhân vật sẽ được định hướng để theo đuổi mục tiêu này.
Hãy thử tưởng tượng, Sword Art Online sẽ lan man cỡ nào nếu Kirito và Asuna không được thiết lập là theo đuổi mục tiêu về lại cuộc sống bình thường? Hay Naofumi Iwatani trong The Rising of the Shield Hero giúp vương quốc Melromarc vì điều gì, nếu không phải vận mệnh vương quốc gắn liền với việc anh ta có thể về nhà?
Một mục tiêu rõ ràng không chỉ đem đến cái kết gọn gàng cho chuyến hành trình, mà nó còn giúp khán giả hiểu rõ hơn về nhân vật trong anime. Vì suy có cùng, chẳng ai chiến đấu khi không nhắm đến mục đích nào đó cả. Trừ phi họ muốn nghỉ ngơi như cô nàng Azusa Aizawa.