1. Bát xà mâu – Trương Phi
Bát xà mâu là vũ khi được vị tướng nóng tính Trương Phi sử dụng khi ra trận. Theo miêu tả, loại binh khí ngày được chế tạo bằng thép ròng, cán mâu dài một trượng, mũi thường dài 8 tấc, hai cạnh là lưỡi sắc bén và uốn lượn hình con rắn.
Bát xà mâu được dùng để đâm, chém ngang với tốc độ cao hoặc đôi khi còn được sử dụng để bổ và trượt dọc nhằm tước vũ khí của đối phương. Các sử dụng đa dạng cộng với kích thước cồng kềnh của loại vũ khí này đòi hỏi người dùng phải kết hợp được sức mạnh, sự nhanh nhẹn, khả năng ứng biến trong mỗi trận đấu thật tốt.
Với bát xà mâu trong tay, Trương Phi đã tung hoành trong nhiều trận đánh nổi tiếng thời Tam Quốc như Lao Quan, Xích Bích, vào Tây Xuyên diệt Lưu Chương.
2. Uyên ương kiếm – Lưu Bị
Uyên ương kiếm còn có tên gọi khác là Song kiếm. Hình dáng cặp kiếm này dài ba thước bảy tấc (khoảng 1,23m). Uyên ương kiếm cùng với Thanh Long Yển Nguyệt đao vào Bát xà mâu là bộ ba binh khí được chế tác ở cùng một nơi.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, nhân vật Lưu Bị không được khắc họa như một anh hùng trên trận mạc, vì thế Uyên ương kiếm cũng ít khi được nhắc đến. Lần hiếm hoi mà vũ khí này có dịp phô diễn sức mạnh là trong trận Hổ Lao Quan (‘Tam anh chiến Lữ Bố’).
3. Phương thiên họa kích – Lữ Bố
Phương thiên họa kích được biết đến như là một trong những vũ khí nổi tiếng nhất gắn liền với Lữ Bố. Kích là loại binh khí có lịch sử cổ xưa của người Trung Hoa và là nguyên mẫu để phát triển ra thương hoặc giáo sau này.
Hình dáng của kích giúp cho người dùng có thể đâm, rạch, đập như thương. Ngoài ra còn có thể chặt, móc, kéo cơ thể hoặc vũ khí đối thủ với phần cán cứng hơn.
Phương thiên có nghĩa là ‘nghiêng lệch sang một bên’, họa kích là ‘cây kích đem tai họa’, vì thế nhiều người cho rằng cái tên ‘Phương thiên họa kích’ nhằm miêu tả vũ khí chỉ có một mảnh thép nhưng khả năng sát thương lẫn hủy diệt đều rất khủng khiếp.
4. Thanh Long Yển Nguyệt Đao – Quan Vũ
Nhắc đến Quan Vũ, người ta sẽ nhớ ngay tới Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Đây là vũ khí trấn phái của Quan Vũ, mỗi khi ông dùng vũ khí này chiến đấu thì được miêu tả là vạn người không địch nổi.
Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, Thanh Long Đao của Quan Vũ nặng 82 cân thời xưa (khoảng 50 kg ngày nay). Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã được thợ rèn đệ nhất thiên hạ làm ra và chỉ được rèn vào ngày trăng tròn.
Trong Tam quốc, Quan Vũ cùng chiếc đao này đã lấy mạng không ít võ tướng. Sau khi Quan Vũ chết, Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã bị một tướng của Đông Ngô là Phan Chương chiếm đoạt. Cuối cùng Quan Hưng con của Quân Vũ đã giết Phan Chương để trả thù cho cha và lấy lại chiếc Thanh Long Yển Nguyệt Đao này.