1. Tốc độ internet tại Mỹ là nhanh nhất?
Tại NASA, cơ quan nghiên cứu khoa học vũ trụ của Mỹ, họ sử dụng một đường truyền internet đặc biệt có tốc độ lên tới 91.000 Megabits per Second (Mbps), tức là bạn có thể download hơn 11GB dữ liệu chỉ trong 1 giây mà thôi.
Thực tế thì tốc độ mạng này thậm chí còn nhanh hơn tốc độ đọc của các loại ổ cứng (bao gồm cả SSD) được chúng ta sử dụng thường ngày, do vậy rất khó để những người dùng cá nhân có thể sử dụng hết được băng thông vào các công việc như tải game, xem phim trực tuyến hay chơi game…
Được biết, đường mạng siêu nhanh đặc biệt này được NASA đầu tư để thực hiện các tác vụ yêu cầu truyền tải khối dữ liệu cực lớn như dự báo thời tiết, chụp ảnh bản đồ, dữ liệu của các hành tinh xa xôi ngoài vũ trụ do vệ tinh truyền tải về.
2. Ở Nhật Bản, con dấu (Hanko) là vật chứng nhận không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta thường ký tên trên các loại giấy tờ, hợp đồng, nhưng tại Nhật Bản, người ta lại sử dụng con dấu hay còn gọi là Hanko. Hanko thường được dùng thay thế cho việc kí tên, từ đơn đăng kí, tài khoản ngân hàng, bảo hiểm, hay tài liệu công chứng. Tất cả những công dân và dân định cư đều phải có con dấu mang tên của họ.
Có thể nói, con dấu đã trở thành vật chứng nhận không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Nhật. Với người Nhật, con dấu sẽ được khắc theo họ của người đó bằng hán tự và người nước ngoài sẽ là họ hoặc tên khắc theo bảng chữ cứng của Nhật hoặc cũng có thể bằng chữ romanji.
3. Những tù nhân Anh lại là cảnh sát ở Úc
Người Úc bản địa sinh sống tại Úc ít nhất là 40.000 năm trước khi người Anh Quốc tới định cư lần đầu vào thế kỷ XVIII. Các nhà thám hiểm người Hà Lan khám phá ra lục địa vào năm 1606, sau đó Anh Quốc tuyên bố chủ quyền đối với nửa phía đông của Úc vào năm 1770 và ban đầu tiến hành thuộc địa hóa bằng cách đày các tội phạm đến thuộc địa New South Wales từ ngày 26 tháng 1 năm 1788. Và có 1 sự thật thú vị là các cảnh sát đầu tiên ở Australia là những tù nhân Anh cải tạo tốt.
4. Ở Philippines, có 1 hồ núi lửa lồng trong hồ núi lửa
Núi lửa Taal là một ngọn núi lửa phức tạp nằm trên đảo Luzon ở Philippines. Đây là núi lửa hoạt động mạnh thứ hai ở Philippines với 33 vụ phun trào lịch sử. Miệng núi lửa Taal dài 25km, rộng 15km, diện tích khoảng 300km2 chứa rất nhiều nước tạo thành hồ, gọi là hồ Taal.
Vào năm 1911, trong 1 lần phun trào, giữa hồ Taal đột nhiên xuất hiện một hòn đảo nhỏ, được đặt tên là Volcano. Lâu dần, ở giữa Volcano cũng tích tụ nước và biến thành 1 chiếc hồ nhỏ. Từ đó, Taal trở thành một kỳ tích của thiên nhiên: trong núi có núi, trong hồ có hồ, thu hút nhiều người đến đo đạc địa chất và tham quan.
5. Người Nga từng sống lâu nhất ngoài vũ trụ
Phi hành gia người Nga – Valeri Polyakov lập kỷ lục ở lâu nhất trong vũ trụ trong một nhiệm vụ, với 437 ngày và 18 giờ trên trạm vũ trụ Mir. Đây là chuyến đi dài nhất trong lịch sử ngành khoa học vũ trụ.
6. Người Đức đếm từng cái cây
Người Đức nổi tiếng thích sự ngăn nắp và trật tự. Nếu đã từng tới thăm nước Đức, bạn sẽ thấy trên mỗi chiếc cây ở đất nước này đều có đánh số. Đây là cách để họ quản lý dữ liệu về giống loài, độ tuổi hay thực trạng của mỗi cây xanh, từ đó đưa ra chế độ chăm sóc phù hợp nhất.