Nghiện game là có thật, nhưng đó không phải cái cớ để chụp mũ game thủ

Từ hàng chục năm nay, cụm từ nghiện game đã trở thành một cái gì đó khó chịu khi nêu ra trước mặt các game thủ. Điều này càng trở nên tồi tệ hơn sau khi tổ chức y tế thế giới WHO chính thức xếp nghiện game vào một loại bệnh.

Nghiện game là có thật, nhưng đó không phải cái cớ để chụp mũ game thủ - Ảnh 1.

Điều này tạo ra sự lo sợ rằng người ta sẽ nhân cơ hội này để đàn ápo việc chơi game và gây khó khăn cho game thủ. Tuy nhiên cần phải nhìn nhận rằng nghiện game là có thật và cần phải phân định rõ đâu là nghiện đâu là game thủ bình thường.

Nghiện game chính xác là một bệnh lý

Dù muốn dù không, cộng đồng game thủ cũng phải chấp nhận sự thật rằng nghiện game là có thật. Những trường hợp chơi game thâu đêm suốt sáng đến bị đột quỵ hay bỏ học bỏ nhà đi chơi game khiến cuộc sống bị đảo lộn tương lai mờ mịt là có thật.

Nghiện game là có thật, nhưng đó không phải cái cớ để chụp mũ game thủ - Ảnh 2.

Khi xếp loại, WHO nêu rất rõ biểu hiện để nhận diện bệnh

Chính vì vậy WHO đã có một quyết định đúng là xếp nghiện game vào nhóm các bệnh lý được phân loại. Nhưng họ là các nhà khoa học, họ nói có sách mách có chứng và có định nghĩa rõ ràng nghiện game là như thế nào. Điều đó có nghĩa là có những biểu hiện cụ thể xác định đâu là một người nghiện game và đâu là một game thủ bình thường.

Các biểu hiện nhận dạng theo WHO bao gồm:

– Mất một phần hoặc hoàn toàn kiểm soát về việc chơi game

– Tăng độ ưu tiên dành cho chơi game hơn các hoạt động hàng ngày khác

– Tiếp tục tăng thời lượng hoạt động cho game bất chấp tác động tiêu cực lên cuộc sống hàng ngày

Đến đây thì chúng ta có thể thấy rõ là bạn sẽ không được xếp vào loại nghiện game nếu không phạm vào 3 điều trên. Căn cứ này là vững chắc vì nó dựa hoàn toàn trên định nghĩa của WHO chứ không phải chụp mũ vô căn cứ như những người hay quy kết bạn nghiện game.

Xác định tình trạng bản thân

Khi đã rõ các yếu tố xác định một người là nghiện game, bạn sẽ biết được mình có nghiện game hay không một cách hoàn toàn dễ dàng. Nếu phát hiện mình có “một chút” phạm vào các điều như trên, hãy ngay lập tức điều chỉnh bản thân để tránh rơi hẳn vào đó. Bạn sẽ có thể tự tin rằng mình không phải là một thằng nghiện game theo khoa học rõ ràng.

Nghiện game là có thật, nhưng đó không phải cái cớ để chụp mũ game thủ - Ảnh 3.

Đừng để game cầm tù bạn, hãy kiểm soát thú vui chơi game của mình

Nhưng nếu lỡ thấy mình hơi sa đà quá thì sao? Hãy tích cực tập những thói quen có thể “buông bỏ” game khi cần thiết. Khi rảnh rỗi bạn có thể chơi thoải mái, nhưng khi có công việc, đến giờ học, đến giờ hẹn làm một công tác nào đó thì hãy mạnh dạn ngừng game và chuyển việc.

Nó có thể khó với những game mang tính online hoặc chơi cùng nhiều người vì bạn khó mà bỏ dở ván game giữa chừng được. Chính vì vậy đầu tiên bạn cần xác định mình có khối lượng công việc ngoài game thế nào. Nếu là người bận rộn bạn nên chơi những game có thời lượng ngắn. Ví dụ Liên Quân vẫn là MOBA nhưng mỗi ván chỉ tầm 10 – 15 phút hoàn toàn linh động hơn các hardcore Dota 2 hay LMHT mỗi ván lên đến 45 – 70 phút. Bạn cũng có thể chọn các game casual, game offline có thể save hoặc pause được.

Nghiện game là có thật, nhưng đó không phải cái cớ để chụp mũ game thủ - Ảnh 4.

Chơi Minecraft tốn nhiều thời gian nhưng bạn có thể dừng bất cứ lúc nào

Còn nếu bạn có quỹ thời gian dồi dào như học sinh đang nghỉ hè hay nghỉ dịch Covid thì có thể thoải mái. Nhưng vẫn phải nhớ rằng khi cần bạn vẫn đủ can đảm “quit”, bạn có thể bỏ ván game chấp nhận chịu phạt nếu cần thiết. Nên nhớ rằng “lụy game” là một trong những biểu hiện dễ bị hiểu thành nghiện game khi bạn có dấu hiệu “mất một phần hoặc hoàn toàn kiểm soát về việc chơi game”.

Chống lại sự chụp mũ bừa bãi

Như đã nói ở trên, sau khi WHO công bố nghiện game là một bệnh, nhiều người sẽ dùng cái cớ này để chụp mũ các game thủ là nghiện game nhằm uy hiếp bạn phải bỏ game hoặc cố chứng minh rằng chơi game là một việc làm xấu xa.

Giờ đây khi biết rõ các dấu hiệu theo quy định của WHO, bạn hoàn toàn có thể “bật” lại điều đó và giải thoát mình khỏi tình trạng bị chụp mũ oan ức. Bạn phải nói lý rõ ràng với người dám quy kết bạn và bắt họ phải chứng minh việc bạn phạm vào các biểu hiện của nghiện game.

Nghiện game là có thật, nhưng đó không phải cái cớ để chụp mũ game thủ - Ảnh 5.

Chơi game là một hoạt động lành mạnh chứ không phải hành động xấu xa

Game là một sản phẩm giải trí tuyệt vời, nó giúp bạn giảm căng thẳng và phiêu lưu trong những thế giới kỳ ảo, khác lạ. Nó vượt trội hơn thế giới điện ảnh vì game thủ chính là diễn viên chính trong thế giới kỳ ảo đó thay vì ngồi xem một cách thụ động. Chính vì nó quá hấp dẫn nên một số game thủ đã mất niềm tin vào cuộc sống và cứ muốn đắm chìm mãi trong thế giới mơ mộng đó.

Nhưng không phải ai cũng lạc lối như vậy. Khi chúng ta biết rõ và xác định ranh giới giữa chơi bời giải trí với cuộc sống thực, chúng ta sẽ kiểm soát tốt và tránh rơi vào nghiện game. Game thủ thực thụ làm chủ trò chơi – kẻ nghiện game bị trò chơi làm chủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo