Những tựa game ăn theo nhưng lại thành công hơn cả người mở đầu

1. Gran Turismo & Forza Motosport

Những tựa game ăn theo nhưng lại thành công hơn cả người mở đầu - Ảnh 1.

Năm 1997, Polyphony Digital cùng cựu tay đua Kazunori Yamauchi đã cùng nhau tạo nên Gran Turismo, dòng game đua xe mô phỏng đình đám nhất tại thời điểm đó. Được thiết kế theo phong cách chân thực, không khó hiểu vì sao mà Gran Turismo nhanh chóng có được thành công rực rỡ và là một trong những dòng game thương hiệu của hệ máy PlayStation.

Nhận thấy Gran Turismo quá “ăn nên làm ra”, đã có nhiều công ty khác sản xuất ăn theo dòng game này, nhưng không phải ai cũng gặp thành công. Nhằm cạnh tranh với đối thủ, Microsoft Turn 10 Studios đã tạo ra dòng game Forza vào năm 2005. Từ đó đến nay, nó đã trở thành đối thủ nặng ký của Gran Turismo, với 2 phiên bản là Forza Motorsport chọn cách mô phỏng thế giới thật, còn Forza Horizon lại đi theo phong cách open world.

2. Defends of the Ancients & League of Legends

Những tựa game ăn theo nhưng lại thành công hơn cả người mở đầu - Ảnh 2.

 Defense of the Ancients (tên thường gọi DotA) là bản mod MOBA nằm trong Warcraft III. Ra đời vào những năm 2000, DotA ban đầu vẫn còn “hỗn loạn”, nhưng khi về với tay lập trình viên có tên IceFrog, nó nhanh chóng trở thành một trong những bản mod game phổ biến nhất thế giới. DotA được cộng đồng và báo chí đánh giá cao khi đem lại lối chơi kịch tính, mới lạ và là nguyên mẫu và là nguồn cảm hứng có tầm ảnh hưởng lớn nhất cho cho vô số các tựa game sau này.

Năm 2008, Riot Games tạo ra Liên Minh Huyền Thoại (tên tiếng Anh là League of Legends) dựa trên nguyên bản DotA và chính thức ra mắt tựa game này vào năm 2009. Sau hơn 11 năm phát hành, League of Legends đã được công nhận là tựa game MOBA thành công nhất thế giới khi thu hút được hàng trăm triệu người chơi và có hẳn một hệ thống giải đấu tầm cỡ, vượt xa những gì mà bản mod trên Warcraft III làm được ngày đó. 

3. King’s Bounty

Những tựa game ăn theo nhưng lại thành công hơn cả người mở đầu - Ảnh 3.

 Nhắc đến Heroes of Might and Magic, nhiều người sẽ nhớ ngay tới dòng game nhập vai theo lượt nổi tiếng vào những năm 2000 của New World Computing, do vợ chồng nhà thiết kế Jon Van Caneghem cùng phát triển và sáng tạo. Dù đã từng có một thời làm mưa làm gió, nhưng Heroes of Might and Magic đã dần dần chìm vào quên lãng do công ty mẹ phá sản, thương hiệu được bán lại cho Ubisoft. Dù đã rất cố gắng đem tới những nét mới mẻ cho cả dòng game, thế nhưng Might and Magic càng lúc càng thất sủng và bị người chơi lãng quên.

King’s Bounty, một đứa con khác của vợ chồng nhà thiết kế Jon Van Caneghem, lại có 1 số phận hoàn toàn khác. Hoàn toàn lép vế so với Heroes of Might and Magic vào những năm 199x – 2000, nhưng King’s Bounty đã có sự quay trở lại mạnh mẽ vào năm 2007 khi được công ty 1C Company mua lại và hồi sinh cả thương hiệu. Hiện tại, King’s Bounty đang chuẩn bị ra mắt phiên bản 2 vào giữa năm 2021. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo