Để tạo thử thách cho game thì các nhà phát triển thường tung ra những kẻ địch càng ngày càng “khó nuốt”. Tuy nhiên, một số studio game lại có ý tưởng táo bạo hơn, đó là cho người chơi đối đầu với những vị thần dũng mãnh. Và mỗi khi hạ gục được những vị thần này thì người chơi hẳn sẽ cảm thấy như chính mình cũng là thần thánh vậy. Sau đây là top 10 tựa game cho bạn hóa thân thành chiến binh sát thần.
Asura’s Wrath
Asure là một Á thần từng một thời dốc lòng phụng sự triều đại của Emperor với danh hiệu Tướng quân. Tuy nhiên, người anh hùng ấy đã bị Deus, một Á thần khác, lừa vào tròng và bị kết tội ám hại Quốc vương Emperor. Không những thế, anh còn bị loại khỏi cương vị 8 người bảo vệ (Eight Guardians), và những thành viên còn lại thì dần cải tạo lại thành 7 vị thần độc ác.
Mỗi vị thần này là một biến thể của 7 đại tội và đương nhiên, nhân vật chính của chúng ta sẽ phải đối đầu cả 7 người này bao gồm Deus (đại diện cho kiêu hãnh), Olga (đại diện cho sắc dục), Augus (đại diện cho tham lam), Sergei (đại diện cho ngạo mạn), Kalrow (đại diện cho lười biếng), và Wyzen (đại diện cho phẫn nộ).
Mặc dù cả 7 người đều bại trận dưới tay của Asura nhưng phải công nhận rằng cuộc đối đầu với Wyzen là cuộc đối đầu khó khăn và căng thẳng nhất, đúng chất là bạn đang đánh với thần thánh vậy.
Hình dạng cuối của Wyzen cho phép hắn ta phóng lớn kích cỡ cơ thể ngang bằng với cả một hành tinh và có thể gây ra một đòn mang tính hủy diệt lớn lên Gaia chỉ bằng cách nhấn ngón tay của mình xuống bề mặt của hành tinh này. Tuy nhiên thì rất may là Asura đã có thể ngăn chặn điều đó xảy ra bằng cách đấm mạnh vào đầu ngón tay của Wyzen.
Shadow Hearts
Shadow Hearts có thể không được thành công cho lắm nhưng với cơ chế gameplay theo lượt độc đáo và phong cách đồ họa ghê rợn, tựa game này đã tạo ra được một trải nghiệm đầy ám ảnh khiến người chơi nhớ mãi không quên. Chưa kể, khúc cuối game bạn còn được giết cả một vị thần ngoài hành tinh nữa.
Kẻ phản diện Albert Simon là một tên vô cùng độc ác với dã tâm tiêu diệt tất cả để tạo ra một trật tự thế giới mới. Và xúi quẩy một cái là hắn ta có quen biết với những vị thần ngoài hành tinh cực kỳ bá đạo. Trong đoạn cuối game, hắn ta đã triệu hồi Meta-God, một con quái vật thuộc dạng Lovecraftian đến từ thiên hà xa xôi. Bạn cùng với đồng đội sẽ phải tiêu diệt con trùm này trước khi nó thực hiện được mục đích của mình.
Đây không phải là một vị thần bình thường, và nó sẽ khiến bạn suy ngẫm rằng những thần khác trong vũ trụ của Meta-God sẽ trông như thế nào. Khi đánh bại con trùm này thì bạn sẽ được nhận danh hiệu Godslayer (tạm dịch: sát thần), chứng tỏ rằng bạn đã đánh bại một con trùm với sức mạnh vô cùng khủng khiếp.
Final Fantasy IX
Có vẻ như trong những game thuộc thể loại JRPG thì mấy vị thần thường rất hay bị đánh bại bởi “sức mạnh của tình bạn”. Trong đó, Final Fantasy IX là một ví dụ điển hình với một nhân vật khá là huyền bí xuất hiện vào cuối game, muốn “phá đảo” thì buộc bạn phải chiến thắng được nó. Xuyên suốt Final Fantasy IX, bạn sẽ lầm tưởng rằng con trùm cuối là Kuja – một tên phù thủy lập dị với kế hoạch cai trị Gaia. Tất nhiên, bạn sẽ truy đuổi hắn ta cho đến tận Crystal World, nhưng một khi Kuja gục ngã thì một mối nguy hại khác lại xuất hiện, và lần này thì tình hình còn căng thẳng hơn gấp bội phần.
Chính nỗi sợ hãi cái chết của Kuja đã triệu hồi Necron – một vị thần Stygian chuyên tiêu diệt các nguồn sống để kết thúc nỗi đau khổ của mọi người. Nhóm nhân vật chính trong game dĩ nhiên là không cho phép điều đó xảy ra, thế nên cả bọn lại tiếp tục cầm gươm và giáo mác để chặn đứng âm mưu của Necron trong một trận giao tranh cuối cùng đầy kịch tính.
Xenoblade Chronicles
Đối với một vài tín ngưỡng thì vị thần tạo ra vũ trụ (The Creator) cũng được cho là người sẽ phá hủy mọi thứ (The Destroyer). Và trong trường hợp của Xenoblade Chronicles thì The Creator cũng là người như thế khi tiêu diệt thế giới cũ.
Ban đầu, Lord Zanza là một nhà khoa học tên là Klaus, nhưng rồi hắn ta đã biến thành một kẻ cai trị vũ trụ mới sau khi tiến hành một thí nghiệm nhằm thỏa mãn tham vọng của bản thân. Hắn ta đã hấp thụ nhân vật chính trong game – Shulk – khi còn nhỏ, và liên lạc với anh ta nhiều năm sau đó với hình hài là một nhân vật khổng lồ mang tên Arglas.
Khi Arglas bị giết thì Zanza đã được tái sinh dưới hình hài của một thiên thần với nhiều nét khá là giống Shulk. Lúc này, hắn ta tiết lộ dã tâm của mình: tạo ra một vòng lặp bất tận về việc hình thành và phá hủy, giúp Zanza có mục đích để tồn tại suốt muôn kiếp.
Lúc chiến đấu thì Zanza có biến hóa thành nhiều hình thể khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng của hắn ta thì vẫn như thế. Sau màn đấu cuối cùng, thanh gươm Monado của Shulk có thêm năng lượng để tiêu diệt các vị thần, và anh ta đã tận dụng nó để chém một nhát kết liễu mạng sống của Zanza.
Bayonetta
Trong Bayonetta có hàng tá kẻ địch vô cùng thú vị, từ thiên thần cho đến ác quỷ, kể cả những sinh vật “lai căng” ở giữa cũng xuất hiện cho cô nàng Bayonetta đè đầu cưỡi cổ. Đặc biệt, đến màn cuối, bạn sẽ được chiến đấu với thử thách cuối cùng: Jubileus – vị thần đã tạo ra vũ trụ.
Sau sự kiện First Armageddon, khi không gian và thời gian được hình thành thì Jubileus đã trở thành kẻ cai trị Paradiso và phải ngủ một giấc vĩnh hằng. Cô ta vẫn như thế cho đến khi Father Balder sử dụng Left and Right Eyes of the World để đánh thức Jubileus, mục đích là để dung hợp Trinity of Realities và cai trị nó.
Mặc dù Balder đã đánh thức được Jubileus, Bayonetta lại không ý định để ả ta tác oai tác quái nên đã phối hợp cùng người bạn Jeanne, ác quỷ Queen Sheba để đánh bật linh hồn của Jubileus ra khỏi thể xác. Và để nó bay thẳng vào Mặt Trời.
Nguồn What Culture biên dịch Gearvn