Bạn có biết khi máy bay thủng vỏ, người ta sẽ dán nó bằng… băng keo!

Mình cũng mới biết gần đây thôi, mới nghe thì cứ tưởng là tin vịt nhưng khi mình tìm hiểu thì nó là một kỹ thuật trong ngành hàng không hẳn hoi mấy bạn ạ. Phương pháp dán vỏ máy bay bằng băng keo này đã giúp ngành hàng không tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc trong khi vẫn đảm bảo bảo tính an toàn đấy. Hy vọng bài viết này sẽ thú vị với các bạn.

Tuy nhiên trước khi tìm hiểu về phương pháp độc nhất vô nhị này thì mời mấy bạn cùng mình tìm hiểu về tác dụng của vỏ máy bay đã nhé.

Ý nghĩa của vỏ máy bay

Tác dụng cơ bản nhất của vỏ máy bay là tạo hiệu suất khí động học cho nó. Hình dạng vỏ của máy bay quyết định cách mà không khí thổi qua nó, từ đó quyết định đặc tính bay. Càng ít cản khí thì máy bay càng nhanh hơn, tải trọng lớn hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn trên cùng một sức đẩy động cơ.

Bạn có biết khi máy bay thủng vỏ, người ta sẽ dán nó bằng… băng keo! - Ảnh 1.

Độ cản khí của vỏ máy bay quan trọng đến nỗi kỹ thuật tán đinh mà không lộ đuôi đinh ra ngoài vỏ máy bay để bớt cản khí gần như đã trở thành tiêu chuẩn của ngành hàng không hiện đại. Chính vì thế nên nếu có bất kỳ chi tiết hỏng hóc như bung mép, thủng, nứt nào trên vỏ máy bay thì nó phải được xử lý nhanh chóng.

Phương pháp dán băng keo để vá vỏ máy bay

Khi vỏ máy bay bị hư hại nhẹ thì người ta có thể cân nhắc dùng một loại băng keo nhôm gọi là speed tape, được làm từ nhôm và một lớp keo để vá nó lại để đảm bảo hiệu suất khí động học cho máy bay (nói dễ hiểu hơn thì là làm cho chỗ hư hại đó đỡ cản khí). 

Tuy nhiên phương pháp sửa chữa này chỉ có thể được sử dụng trên các hư hại nhẹ và phải có sự đồng ý của kỹ sư. Các hãng hàng không tự ý dùng nó có thể bị phạt.

Bạn có biết khi máy bay thủng vỏ, người ta sẽ dán nó bằng… băng keo! - Ảnh 2.

Ngoài ra thì máy bay ngày nay, đặc là các loại trang bị động cơ phản lực thường có tốc độ rất cao. Các mẫu máy bay phản lực thương mại hiện nay thường có tốc độ hành trình khoảng từ 800 đến hơn 900 km/h. Sức gió ở tốc độ này có thể dễ dàng khiến cho các vết hư hại nhẹ trở nên nghiêm trọng hơn. Ví dụ như một tấm vỏ mỏng bung mép có thể bị gió thổi rách gây nguy hiểm cho máy bay.

Bạn có biết khi máy bay thủng vỏ, người ta sẽ dán nó bằng… băng keo! - Ảnh 3.

Lúc này thì loại băng keo nhôm đặc biệt của ngành hàng không sẽ phát huy tác dụng, nó giúp sửa chữa tạm thời các hư hại nhẹ trên vỏ để máy bay có thể sẵn sàng cất cánh. Sau đó thì người ta sẽ có những phương pháp sửa chữa lâu dài hơn. Việc này giúp tiết kiệm tiền bạc cho các hãng hàng không cũng như thời gian cho hành khách. Ngoài ra thì trong thời chiến, phương pháp vá vỏ máy bay này cũng được ứng dụng rộng rãi để giúp máy bay có thể quay lại chiến trường trong thời gian nhanh nhất.

Tham khảo Wikipedia biên dịch GVN360

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo