Trước hết, chúng ta hãy lướt qua thông số kỹ thuật của Valve Steam Deck. Cỗ máy cầm tay này được trang bị một CPU AMD tùy biến 4 nhân, 8 luồng sử dụng kiến trúc Zen 2, GPU AMD RDNA 2 với 8 đơn vị tính toán, cùng 16GB RAM LPDDR5.
Valve Steam Deck có 3 tùy chọn: bộ nhớ trong eMMC 64GB có giá bán 399 USD (khoảng 9,2 triệu đồng), SSD NVMe 256GB với giá bán 529 USD (tương đương 12,2 triệu đồng) và 649 USD (tương đương 14,9 triệu đồng) đối với phiên bản cao nhất SSD NVMe 512GB. Dẫu công nghệ lưu trữ eMMC có thể khiến quá trình cài đặt cũng như thời gian tải game chậm hơn, thế nhưng, Valbe hứa rằng “sẽ không có sự khác biệt nào về tốc độ khung hình hoặc chất lượng đồ họa trong game” giữa 3 tùy chọn.
Tất nhiên, đối thủ rõ ràng nhất của Valve Steam Deck chính là Nintendo Switch OLED, hai sản phẩm cung cấp tùy chọn, kích thước màn hình và thiết kế tương tự nhau. Cả hai thiết bị đều được trang bị màn hình cảm ứng 720p.
Trong hai thiết bị này, Nintendo Switch chắc chắn là thiết bị kém mạnh mẽ hơn khi được trang bị chipset Tegra X1 của NVIDIA, một bộ xử lý 4 năm tuổi được xây dựng dựa trên kiến trúc ARM, trong khi Valve Steam Deck lại được trang bị CPU AMD Zen 2 và GPU RDNA 2 thế hệ tiếp theo, vốn cũng xuất hiện trong Sony PlayStation 5 và Microsoft Xbox Series X/S. Valve Steam Deck cũng có khả năng xử lý các tựa game mà Nintendo Switch không thể, chẳng hạn như Control. Và các game như Jedi: Fallen Order và No Man’s Sky chưa bao giờ xuất hiện trên những cỗ máy cầm tay trước đây.
Nhưng do 2 thiết bị cầm tay này lại gần như tương đồng nhau nhất về yếu tố hình thức cũng như mức giá, vẫn đáng để chúng ta so sánh chúng với nhau, đặc biệt là khi xem xét đến khoảng cách hiệu năng so với Xbox Series X/S và PlayStation 5 mạnh mẽ đang dần được thu hẹp lại.
Không giống như Switch, Steam Deck có một số phương thức nhập bổ sung ngoài hệ thống điều khiển truyền thống. Cỗ máy này có 2 trackpad kiểu Steam Controller nằm ở 2 bên màn hình, kết hợp cùng với các joystick và 4 nút phụ nằm ở mặt sau thiết bị, hoạt động dưới dạng đầu vào bổ sung. Valve Steam Deck cũng có kết nối Bluetooth để kết nối tai nghe không dây, điều mà Switch vẫn đang thiếu.
Tuy vậy, Nintendo Switch lại có ưu thế về thời lượng pin khi có thể hoạt động 4,5 – 9 giờ đối với phiên bản OLED, cao hơn kha khá so với mức 2 – 8 giờ chơi của Steam Deck. Valve cho hay, Steam Deck có thể chơi Portal 2 trong vòng 4 giờ ở thiết lập 720p 60fps. Nintendo Switch cũng nhẹ hơn nhiều so với cỗ máy của Valve, chỉ nặng 422 gram so với con số 667 gram của Steam Deck.
Việc lựa chọn giữa Nintendo Switch OLED 349 USD và Valve Steam Deck 399 USD sẽ phụ thuộc phần lớn vào sở thích mỗi người: Liệu bạn thích mức độ bóng bẩy cũng như dòng game độc quyền của Nintendo hay cần thư viện game lớn của Steam với sức mạnh tương đương PC, bất chất thiết kế thô hơn? Thực tế, Steam Deck cũng có những ưu điểm khác: do nó là một chiếc PC thực sự, về mặt kỹ thuật, bạn có thể cài đặt Windows và tận dụng nó như một cỗ máy Xbox Game Pass di động, cài đặt Epic Game Store hay sử dụng nó cho các dịch vụ steam như Stadio hoặc Luna.
So với những chiếc console thế hệ tiếp theo như Xbox Series X/S và PlayStation 5, Steam Deck kém hơn đáng kể. Bộ xử lý bên trong cỗ máy cầm tay này không thể đạt hiệu năng tương đương với những con chip mạnh mẽ hơn trong các cỗ máy console từ Sony và Microsoft, và GPU của nó cũng kém mạnh hơn đáng kể so với Xbox Series S khi có số nhân đồ họa thấp hơn một nửa so với chiếc console rút gọn của Microsoft. Dẫu Steam Deck sử dụng cùng một kiến trúc GPU RDNA 2, nhưng nó lại không cùng phân khúc.
Như đã thấy trong biểu đồ bên dưới, PlayStation 5 những chiếc console Xbox thế hệ tiếp theo đều thắng ở hầu hết mọi chỉ số: nhiều nhân hơn, tốc độ xung nhịp CPU nhanh hơn số lượng đơn vị tính toán cũng như xung nhịp GPU cao hơn đáng kể, sức mạnh thô của GPU cũng có Teraflops cao hơn.
Dẫu có thể khập khiễng, thế nhưng, Valve Steam Deck có giá dao động trong khoảng 399 USD – 649 USD, cao hơn khá nhiều so với mức giá 199 USD – 349 USD của những cỗ máy Switch.
Với 1,6 Teraflops, Valve Steam Deck sẽ nằm giữa mức 1,4 Teraflops của Xbox One S và 1,8 Teraflops của PlayStation 4 khi xét đến sức mạnh đồ họa thô. Tuy nhiên, Valve Steam Deck lại sử dụng kiến trúc RDNA 2 hiện đại hơn.